Viêm tuyến sữa là gì: biểu hiện và những bài thuốc chữa trị hiệu quả

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Bài viết bởi: Nguyễn Phượng

Viêm tuyến sữa là tình trạng dễ dàng gặp phải khi mẹ đang trong quá trình trong bú. Bệnh gây nên nhiều rắc rối, khó khăn và đau đớn cho người mẹ, nguy hiểm hơn còn có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Chính vì thế nhiều mẹ ở trong tình huống này không biết nên làm như thế nào, đặc biệt là những người mới làm mẹ lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một sô thông tin hữu ích nhất về vấn đề bệnh này.

Những thông tin về bệnh viêm tuyến sữa ở phụ nữ

Viêm tuyến sữa là bệnh không còn quá xa lạ với nhiều chị em tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu đây là bệnh gì, có nguy hiểm không cũng như triệu chứng của căn bệnh này mà nhiều người không biết.

Viêm tuyến sữa là tình trạng nhiều người thường mắc phải
Viêm tuyến sữa là tình trạng nhiều người thường mắc phải

Viêm tuyến sữa là bệnh gì?

Viêm tuyến sữa hay còn được gọi là viêm tuyến vú, tắc tia sữa là tình trạng phụ nữ sinh em bé và đang trong thời kì cho con bú bị viêm ở một hoặc nhiều ống dẫn sữa. Điều này khiến cho các mô vú bị sưng lên, đau nhức. Tình trạng này rất dễ xảy ra đặc biệt là ở 6 tuần đầu khi mới sinh.

Phân loại viêm tuyến sữa

Nhiều người thường không biết viêm tuyến sữa cũng có hai loại chính. Mỗi một trường hợp thì có cách điều trị riêng cũng như có những lưu ý cần biết trong quá trình cho con bú. Cụ thể như sau:

Viêm tuyến vú không do nhiễm trùng

Trường hợp này ít thường xảy ra hơn, đó là tình trạng sữa ứ đọng ở các mô vú, không thoát ra ngoài khiến ngực khó chịu và sưng đau. Tình trạng này nghiêm trọng hơn rất nhiều cũng như tiến triển nhanh hơn nếu không có phương pháp điều trị kịp thời. Bởi sữa tắc lại sẽ tạo môi trường vô cùng thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển.

Viêm vú nhiễm trùng

Đây là trường hợp nhiều mẹ thường gặp nhất hiện nay. Vi khuẩn từ bên ngoài hoặc trong quá trình cho con bú xâm nhập qua da, núm vú. Bệnh này tiến triển chậm hơn, nhiều triệu chứng hơn mà các mẹ cần chú ý để chăm sóc sức khỏe của mình cho thật tốt.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tuyến sữa ở các chị em. Trong đó phải kể đến như:

Nhiễm nhuẩn

Bệnh để lâu sẽ gây nguy hiểm
Bệnh để lâu sẽ gây nguy hiểm

Người mẹ không cho bé bú đúng cách, đúng tư thế, khiến bé thường hay cắn mút đầu vú và gây ra vùng da bị tổn thương để vi khuẩn có thể xâm nhập vào. Ngoài ra các mẹ bị núm vú thụt khi cho bé bú dễ bị cắn, lúc này các mẹ cần phải nặn sữa ra ngoài cho bé, nhưng lại không biết nặn. Đây cũng là lý do tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào.

Bình thường các loại vi khuẩn này đều ở trên da, nhưng không đi vào bên trong được nếu không có một vùng da bị tổn thương. Khi có điều kiện chúng đi vào núm vú và tiến vào mô vú gây bệnh viêm tuyến sữa ở các mẹ.

Tắc ống dẫn sữa

Ống dẫn sữa chính là phần nối từ các tuyến sữa đến núm vú. Vì một vài nguyên nhân nào đó, như các mẹ không cho bé bú đúng cách, không biết cách nặn sữa khiến sữa bị tắc lại ở các ống tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Yếu tố bên ngoài

Bên cạnh hai nguyên nhân trên thì một vài yếu tố bên ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến sữa ở các chị em. Trong đó phải nhắc đến như bị loét, nứt núm vú, không cho bé bú đúng cách hay mặc áo ngực quá chật, hay đã từng vị viêm vú trước đó rồi.

Biểu hiện viêm tuyến sữa

Người bệnh khi bị mắc viêm tuyến sữa có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Có người chỉ bị một vài dấu hiệu có người lại rất nhiều tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

  • Đau, tức ngực, sưng vú, căng.
  • Vùng vú sưng lên ấn thấy đau, những cơn đau nhói lến, vùng vú bị đỏ lên.
  • Khi mẹ cho con bú thấy nóng, rát và đau ngực, khó chịu, sữa tiết ra không đều khiến bé cắn mút liên tục.
  • Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh.
  • Viêm tuyến vú thường sảy ra một bên là chính.
  • Tình trạng bạn bị sốt cao, rất đau ngực là tuyến vú đã có mủ.

Những bài thuốc chữa viêm tuyến sữa hiệu quả nhất

Y học cổ truyền từ xa xưa đến hiện nay đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc dân gian để điều trị bệnh này một cách tự nhiên nhất. Đặc biệt tình trạng nhanh chóng được thuyên giảm mà bạn không cần phải sử dụng kháng sinh, tiểu phẫu.

Bài thuốc 1

Đây là bài thuốc thường dành cho những người ở giai đoạn đầu mới khởi phát. Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

  • Kinh giới tuệ, sài hồ bắc, ngưu bàng tử và bồ công anh mỗi loại 12g.
  • Cam thảo và tạo cảm thích mỗi loại 4g – 5g.
  • Còn lại 8g các vị thuốc sau: Liên kiều, hoàng cầm, phòng phong, hương phụ, trần bì và kim ngân hoa.

Bạn sắc tất cả thuốc này vào ấm, mỗi ngày một thang mới. Sắc khoảng một bát nước cho sản phụ uống. Nếu các mẹ còn gặp triệu chứng ớn lạnh, sốt nhẹ có thể thêm 16g thạch cao và 12g chi tử.

Có nhiều cách để điều trị viêm tuyến sữa
Có nhiều cách để điều trị viêm tuyến sữa

Bài thuốc 2

Đây là bài thuốc để đắp ở bên ngoài vùng vú bị tổn thương của các chị em. Bạn chuẩn bị một số vị thuốc dân gian như: hương phụ 40g, xã hương 12g, bồ công anh 50g. Trộn tất cả các vị thuốc này và sắc lấy nước, lấy bã đắp vào dùng vú bị viêm nhiễm. Ngoài ra còn có thể dùng củ hành còn rễ giã nát ra và đắp lên vùng vú. Thường xuyên đắp mỗi ngày để hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 3

Bài thuốc này dành cho những chị em phụ nữ bị viêm tuyến sữa có những triệu chứng như mình lạnh, người không sốt, vú mềm và có mủ ở bên trong. Chuẩn bị các vị thuốc như sau:

  • Qua lâu 40g;
  • Xuyên sơn giáp, đẳng sâm, hoàng kỳ mỗi loại 10g – 12g;
  • Sinh cam thảo, đương quy mỗi loại 20g;
  • Hương phụ (dạng bột) 4g;
  • Một dược 8g.

Bạn cho các vị thuốc này vào ấm và sắc, bõ bả, sau đó chó thêm một chén rượu vào và uống mỗi ngày chia làm 3 bữa sau khi ăn. Không bỏ thuốc và ngày nào cũng phải uống thì mới đạt hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc 4

Đây là bài thuốc dành cho giai đoạn sau khi người mệt mỏi, vùng vú đau, sưng, cứng. Bạn cần chuẩn bị một số vị thuốc sau:

  • Nhân sâm, cát cánh, xuyên khung, bạch thược, bạch truật, đương quy, sinh hoàng kỳ mỗi vị thuốc lấy trọng lượng 8g;
  • Kim ngân hoa 12g;
  • Tạo giác thích, bạch chỉ mỗi loại 4g.

Cho các vị thuốc này vào ấm sắc với nước. Mỗi ngày một tháng uống trước hoặc sau bữa ăn đều được, nhưng phải cách xa bữa ăn từ 3 – 4 tiếng.

Thuốc dân gian điều trị viêm tuyến sữa rất hiệu quả
Thuốc dân gian điều trị viêm tuyến sữa rất hiệu quả

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm tuyến sữa

Bên cạnh những vấn đề về khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện dưới đây là một số câu hỏi các mẹ thường quan tâm nhất khi gặp tình trạng này. Cụ thể như sau:

Viêm tuyến sữa có nên cho con bú?

Một vài trường hợp bị nhẹ bạn vẫn có thể cho bé bú vì bệnh phát triển ở các tuyến vú chứ không đi vào sữa. Còn nếu bệnh của bạn nặng và bắt đầu phải sử dụng kháng sinh để điều trị thì không nên cho bé bú và cần phải vắt bỏ sữa đi. Việc này để tránh tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và phát triển hơn nữa.

Viêm tuyến sữa uống thuốc gì?

Khi bạn được thăm khám tại các bệnh viện, họ sẽ tìm ra phác đồ điều trị tốt nhất cho mẹ để không ảnh hưởng đến vùng vú bị tổn thương. Nếu phải dùng kháng sinh, bạn sẽ phải uống các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen và Acetaminophen, những loại thuốc này sẽ giúp giảm những cơn đau đơn do viêm vú gây ra.

Kết hợp với đó là những thuốc kháng sinh chuyên dùng được bác sĩ kê đơn và nghỉ ngơi ăn uống điều độ. Những trường hợp nặng sẽ được thực hiện tiểu phẫu dẫn lưu áp xe trong vú.

Viêm tuyến sữa có nguy hiểm hay không?

Viêm tuyến sữa là bệnh thường xuyên xảy ra ở chị em khi cho con bú và cần có các giải pháp điều trị kịp thời nhất phù hợp với tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh. Bởi nếu không bệnh sẽ nặng lên gây áp xe vú khi mủ quá nhiều và tập trung ở một ống dẫn, mô vú.

Đồng thời chúng còn gây những cơn đau đớn, kéo dài, khó chịu, căng tức ngực ảnh hưởng đến việc bú sữa của bé. Một vài trường hợp viêm tuyến vú nặng còn gây nhiễm nhùng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời và sớm nhất.

Cần làm gì khi viêm tuyến sữa?

Ngay từ khi bạn bắt đầu thấy những biểu hiện của viêm tuyến vú như sưng đau, vú cương cứng thì nên dùng tay xoa bóp nhẹ, chườm ấm ở những vị trí bị sưng đau. Ngoài ra dùng dụng cụ chuyên dụng để hút hết sữa còn thừa ở hai bên vú, vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trước và sau khi cho con bú. Trong trình trạng các triệu chứng ngày càng nặng thêm, bạn cần ngưng ngay cho con bú và đến các cơ sở y tế để thăm khám, không nên kéo dài tránh bệnh nặng hơn.

Cần phòng tránh bệnh viêm tuyến vú khi trong giai đoạn cho con bú
Cần phòng tránh bệnh viêm tuyến vú khi trong giai đoạn cho con bú

Phòng tránh bệnh viêm tuyến sữa như thế nào?

Viêm tuyến sữa sẽ gây rất nhiều bất lợi và khó khăn cho các mẹ trong quá trình cho con bú. Vì thế cần phòng tránh căn bệnh này bằng các phương pháp sau:

  • Cho bé bú đúng cách, đúng tư thế.
  • Nên cho bé uống hết sữa ở một bên vú rồi mới sang bên còn lại.
  • Thường xuyên cho bé thay đổi các tư thế để giúp bé bú và hết sữa trong vú khi tiết ra.
  • Dùng ngón tay kẹp vú lại khi muốn tạm dừng cho bé bú.
  • Không mặc áo ngực quá chật, hoặc miếng dán ngực khi đang trong quá trình cho con bú.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ và giữ thoáng núm vú.
  • Khi thấy vú bắt đầu có tình trạng cứng vú, cần phải đến khám bác sĩ để chuẩn đoán kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về viêm tuyến sữa – tình trạng mà nhiều mẹ dễ mắc phải hiện nay. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời nhất.

Xem thêm:

Nguồn bài viết: Viêm tuyến sữa là gì: biểu hiện và những bài thuốc chữa trị hiệu quả
Đăng tải tại: Incontinet Việt Nam



source https://incontinet.com/viem-tuyen-sua

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét